Bài thuyết trình đề tài " Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi 4 ở trường Mẫu Giáo Phước Hậu".
Kính thưa:
Ban tổ chức!
Thưa Ban giám khảo!
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấpTrường năm học: 2020-2021 với đề tài “" Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi 4 ở trường Mẫu Giáo Phước Hậu".
Kính thưa ban giám khảo!
Chúng ta cũng biết giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất là củng cố sức khỏe trẻ, rèn luyện tư thế đúng, phát triển các vận động cho trẻ, các nhiệm vụ như thể lực, trí tuệ của trẻ. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi vận động dần đi đến hoàn thiện, vận động được hình thành một cách nhanh chống và dễ củng cố, trẻ có nhu cầu vận động cao và thích vận động. Vì vậy, việc phát triển vận động cho trẻ khá quan trọng, trẻ khỏe mạnh thì sẽ nhanh nhẹn và tích cực tham gia vào các hoạt động từ đó sẽ góp phần phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ.
* Thuận lợi:
- Ở trường có phòng học thoáng mát, rộng rãi, sân hiên nhà rộng, sạch sẽ nên dễ dàng trong việc trẻ di chuyển và hoạt động
- Trẻ trong lớp có cùng độ tuổi, sĩ số học sinh đảm bảo phù hợp với điều kiện của lớp và nhà trường, tỉ lệ chuyên cần của trẻ cao.
- Trẻ khỏe mạnh tăng cân đều, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi không nhiều.
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình học của con em mình
* Khó khăn:
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, sự hứng thú của trẻ chưa bền nên ý thức tập luyện của trẻ chưa cao.
- Trong lớp còn một số trẻ rụt rè nhút nhát và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, ít có cơ hội được rèn luyện nên lười vận động.
- Tuy các cháu có cùng độ tuổi nhưng tính hiếu động và sự tiếp thuoođộng còn khô khan chưa có hiệu quả.
=>Xuất phát từ đặc điểm chung của trường của lớp và tầm quan trọng của việc tổ chức vận động cho trẻ nhằm phát triển thể lực cho trẻ và đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học đã thôi thúc tôi đưa ra một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi 4 ở trường Mẫu Giáo Phước Hậu.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất phù hợp với thực tế của lớp.
Trong mỗi công việc nói chung, để có được sự thành công tốt, việc đầu tiên là phải có kế hoạch, kế hoạch là cái gậy, giúp chúng ta vững bước và đi từng bước cụ thể, kế hoạch xác định thời gian thực hiện, kết quả mong đợi, chất lượng, số liệu công việc thực hiện. Các kế hoạch đều được xây dựng phải phù hơp với đặc điểm phát triển thể chất của trẻ, điều kiện thực tế tại trường lớp, .. và hoàn thành trước thời gian nhà trường quy định, để trình ban giám hiệu phê duyệt, bổ xung ý kiến hoàn chỉnh cho tôi.
Biện pháp 2: Chuẩn bị điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ giáo dục thể chất cho trẻ:
a. Môi trường học tập:
- Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao hơn, trẻ tham gia sôi nổi hơn với các hoạt động.
+ Tổ chức việc trang trí lớp thân thiện theo các chủ đề để gây hứng thú cho trẻ khi tới trường, tạo góc để trưng bày các sản phẩm của trẻ từ đó trẻ được phát triển các vận động như: cắt dán, cầm nắm, vẽ, tô màu… qua đó trẻ thấy thích thú tham gia các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô.
+ Môi trường ngoài lớp học bố trí rộng rãi, phân theo từng khu. Đồ chơi ngoài trời thường bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường. Bên cạnh đó giáo viên thường tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời như việc trồng cây, chăm sóc cây, tưới cây, nhổ cỏ… Từ đó giúp trẻ phát triển thể chất và yêu thiên nhiên hơn.
b. Dụng cụ, đồ dùng tập luyện:
- Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục phát triển thể chất đối với trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả của trẻ. Có đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn, đa dạng, phong phú làm cho hoạt động của trẻ thêm sinh động, hấp dẫn, khiến trẻ hứng thú hơn. Lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện phải phù hơp trẻ như: đồ dùng vừa tay các em cầm, nắm, đồ dùng có khối lượng phù hợp với trẻ Mầm non, đồ dùng có màu sắc phù hấp dẫn, lôi cuốn trẻ,…. Các đồ dùng đó phải tuân thủ theo nguyên tắc: bền, chắc chắn, không sắc nhọn, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Để có dụng cụ và đồ chơi cho phong phú cho trẻ hoạt động, vui chơi nhằm phát triển thể chất, bổ sung thêm các đồ dùng để phát triển thể chất cho trẻ như: Thang thể dục, đích ném, ghế thể dục…
c. Đảm bảo an toàn khi sử dụng các dụng cụ học tập, vui chơi:
Trong trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng đầu. Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động có sự giám sát của giáo viên như: Trẻ chơi với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ hoạt động. Trước mỗi trò chơi, tôi luôn quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị: Sân tập, kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập. Đối với các đồ dùng như: ghế thể dục, thang leo… tôi kiểm tra độ chắc trước khi cho trẻ sử dụng. Nếu thấy chưa chắc chắn tôi tìm cách sửa chữa ngay. Khi đảm bảo được độ an toàn cho trẻ, tôi mới triển khai trò chơi đó, nếu không được cần thay đổi trò chơi vận động khác phù hợp với dụng cụ, đồ dùng hiện có của các em. Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đồ dùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động.
Biện pháp 3: Tổ chức phong phú giờ hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
- Hoạt động phát triển thể chất cho trẻ được tiến hành thông qua nhiều hình thức, phương pháp giáo dục trong và ngoài tiết học: Thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi tham quan... nhưng cơ bản vẫn là vận động trong các hoạt động học. Thực hiện một hoạt động phát triển vận động có hiệu quả ngoài việc đi đầy đủ, trình tự các bước, lựa chọn nội dung phù hợp giữa hoạt động khởi động với trọng động, kết hợp nội dung dễ với nội dung khó hơn. Nếu bài tập vận động cơ bản là vận động nhiều cơ tay, thì trò chơi vận động phải là sự vận động nhiều cho cơ chân và ngược lại, để cơ thể trẻ phát triển hài hoà, qua đó trẻ không cảm thấy nặng nề, hay mệt mỏi, khi phải thực hiện mãi một bộ phận nào đó trên cơ thể.
- Trong giờ hoạt động khẩu lệnh, hiệu lệnh cô phải rõ ràng, rứt khoát và việc rèn các tư thế, thao tác kỹ năng, phải đúng theo khả năng của trẻ, phù hợp với độ tuổi, để khi thực hiện vận động trẻ không cảm thấy khó khăn, hay ngại ngùng khi tham gia hoạt động. Với các vận động cơ bản, tôi thường hướng dẫn cho trẻ kỹ năng thực hiện rất kỹ càng, mạch lạc, từ đó trẻ chăm chú quan sát nên khi trẻ thực hiện đạt được kết quả cao, không cần phải mất nhiều thời gian dừng lại để sửa sai tư thế cho trẻ khi tập, từ đó tạo cho trẻ sự tập trung, hứng thú khi tham gia hoạt động .
- Bên cạnh đó việc sử dụng âm nhạc là không thể thiếu trong giờ hoạt động phát triển vận động, khi có âm nhạc trẻ sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. Sử dụng âm nhạc cho trẻ tập khởi động, tập bài phát triển chung, hồi tĩnh và sử dụng âm nhạc làm luật của trò chơi. Với mỗi chủ điểm tôi luôn lựa chon các bài hát có nội dung phù hợp với chủ điểm để đưa vào dạy trẻ. Tôi thường chọn lựa các bài hát vui nhộn, gây hứng thú với trẻ.
- Để thêm phong phú với trẻ khi dạy hoạt động phát triển vận động, tôi thường kết hợp dạy theo một chương trình, hội thi.
Dạy trẻ kết hợp theo một chương trình với nhiều phần thi hấp dẫn hay theo nội dung câu chuyện... trẻ rất hào hứng tham gia tập luyện.
- Để phát huy hết hiệu quả tôi không chỉ chọn phương pháp mà tôi còn luôn quan tâm tới hình thức tổ chức để trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi hoạt động như: Hình thức tập cả lớp- nhóm – cá nhân.
=>Phát triển thể chất cho trẻ không dừng lại ở các hoạt động học giờ thể dục, mà các nội dung phát triển vận động, được lồng tích hợp vào các giờ hoạt động khác trong ngày của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển thể chất hài hòa và tốt hơn.
Biện pháp 4: Lồng ghép tích hợp giáo dục thể chất trong các hoạt động
- Trong các hoạt động học, tôi lồng ghép giáo dục phát triển thể chất một cách linh hoạt, ngẫu nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó, không làm ảnh hưởng đến sự hứng thú của trẻ trong hoạt động chính, tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm để lựa chọn nội dung lồng ghép, các nội dung lồng ghép thường là sử dụng các trò chơi có luật, của hoạt động giáo dục thể chất vào các giờ hoạt động học, điều này giúp cho giờ học được đan xen tĩnh, động hợp lý mà không để trẻ chán, ngược lại trẻ rất thích thú, trẻ rất vui vẻ học làm cho các giờ học đó đều đạt kết quả cao hơn.
=>Phối hợp hoạt động trên không chỉ tạo cho trẻ hứng thú trong giờ học, mà còn rèn cho trẻ kỹ năng như: Phải biết lần lượt theo thứ tự, không chen lấn xô đẩy nhau, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau, sự cố gắng của trẻ từ đó được hình thành, đây cũng là một yếu tố quan trọng, hình thành nên nhân cách của trẻ và đều góp phần giúp trẻ, phát triển thể lực một cách toàn diện.
- Trong các giờ hoạt động ngoài trời tôi thường kết hợp cho trẻ tham gia các trò chơi như: Truyền bóng, kéo co, chạy tiếp sức, bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây,..
- Bên cạnh đó hằng ngày, tôi giành thời gian cho trẻ tự do vận động chạy, nhảy, tham gia các trò chơi với đồ chơi có sẵn trong sân trường, đồ chơi dụng cụ mang theo hoặc tham gia lao động chăm sóc cây cối trong sân vườn, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi. Đây cũng là một hoạt động giúp trẻ phát triển thể lực qua đó giúp cho trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu thiên nhiên.
Biện pháp 5: Trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh
Để phát triển thể chất đạt kết quả cao, tôi đã thường xuyên găp gỡ, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, về bài dạy và phương pháp dạy. Qua đó tìm hiểu thêm về tâm lý, khả năng nhận thức của trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ có kết quả tốt hơn. Ngoài ra còn tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều hình thức như: thông qua bảng thông tin của lớp, thông qua buổi họp phụ huynh, vở bé ngoan,…
· Kết quả đạt được:
*Đối với giáo viên:
- Nắm vững về phương pháp, có thêm kinh nghiệm tổ chức các hình thức phát triển vận động cho trẻ.
- Hiểu được đặc điểm của trẻ lớp mình.
- Tạo được niềm tin với phụ huynh hơn.
*Đối với trẻ:
- Trẻ mạnh dạn hơn trong các hoạt động.
- Hứng thú tham gia luyện tập, thích thú đi học.
- Trẻ thực hiện tốt các kỹ năng vận động.
*Đối với phụ huynh:
- Nhiệt tình, ủng hộ, tin tưởng giáo viên lhi gưi gắm con mình tới lớp.
Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: " Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi 4 ở trường Mẫu Giáo Phước Hậu".
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp! Trân trọng cảm ơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét