TRƯỜNG CAO ĐẢNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG NHA TRANG
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ điểm : Gia đình
Đề tài: ngôi nhà của bé
Thời điểm : Tuần 1 tháng 12
Độ tuổi : 3-4 tuổi
Người thực hiện : Tổ 1 – lớp M23H
Ngày thực hiện : 19/11/2020
I Mục tiêu
- Trẻ gọi đúng tên, nói được đặc điểm đặc trưng của các kiểu nhà có ở xung quanh trường.
- Trẻ thực hiện kĩ năng vận động chuyền bóng sang hai bên một cách khéo léo thông qua trò chơi “Chuyền bóng sang hai bên”.
- Trẻ thực hiện kĩ năng vận động chạy một cách nhanh nhẹn thông qua trò chơi “ Cáo và Thỏ”
- Trẻ vui vẻ, thích thú tham gia vào các hoạt động ngoài trời, tuân thủ các quy định khi ra sân.
II Nội dung
1. Quan sát các kiểu nhà có ở xung quanh trường
2. Chơi các trò chơi có luật
+ Trò chơi 1 : Chuyền bóng sang hai bên
+ Trò chơi 2 : Cáo và Thỏ
3. Chơi tự do theo ý thích
- Chơi tự do thoải mái theo ý thích của trẻ
- Chơi tự do với các đồ dùng – đồ chơi, trang thiết bị có sẵn trên sân trường : Cầu tuột, xích đu , bập bênh, thú nhún, các dụng cụ thể dục, nhà bóng
- Chơi tự do với những đồ dùng - đồ chơi, học liệu do giáo viên chuẩn bị : Phấn, sỏi, chong chóng, lá cây khô, cát, bóng, máy bay giấy, chai nhựa.
III Chuẩn bị :
1. Địa điểm :
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát, ít chướng ngại vật.
2. Đồ dùng:
a. Đồ dùng của giáo viên: Xắc xô.
b. Đồ dùng - đồ chơi cho trẻ:
- Trò chơi 1: 2 quả bóng, phấn
- Hoạt động tự chọn: Phấn, sỏi, chong chóng, lá cây khô, cát, bóng, máy bay giấy, chai nhựa.
IV. Cách tiến hành:
1. Dặn dò trẻ trước khi ra sân:
- Cô tập trung trẻ, giới thiệu về hoạt động, giới thiệu qua các nội dung dự kiến cho trẻ hoạt động khi ra sân
- Yêu cầu trẻ nhắc lại các quy định khi ra sân, sau đó cô khái quát lại: “ Phải tập trung ngay khi có hiệu lệnh xắc xô của cô, không ra khỏi khu vực mà cô quy định, không chen lấn xô đẩy bạn, không được đánh bạn, không được giành đồ chơi của bạn. Không chơi ngoài nắng chơi, không được hái hoa bẻ cành trên sân trường.
- Điểm danh trẻ theo tổ, cho trẻ mang dép và ra sân.
2. Tổ chức cho trẻ ra hoạt động ngoài trời
2.1 Quan sát các kiểu nhà có ở xung quanh trường
- Cô tập trung trẻ, giới thiệu đối tượng quan sát, định hướng nội dung quan sát: đặc điểm của ngôi nhà: kiểu nhà, mái nhà; nguyên vật liệu để xây ngôi nhà.
- Cô tổ chức cho trẻ tự do quan sát các kiểu nhà có ở xung quanh trường theo ý thích của trẻ.
- Trong quá trình trẻ quan sát cô đến bên trẻ và đặt ra câu hỏi đàm thoại :
+ Con đang quan sát nhà nào?
+ Nhà đó là kiểu nhà gì?
+ Mái nhà như thế nào?
+ Nguyên vật liệu để xây ngôi nhà đó là gì?
- Cho trẻ được tự do nói về những điều mà trẻ quan sát được từ ngôi nhà mà trẻ đang quan sát
- Kết thúc quan sát, cô tập trung, mời một vài trẻ mô tả lại những điều quan sát được về các kiểu nhà, sau đó cô khái quát lại để chính xác kiến thức cho trẻ.
à Dẫn dắt chuyển sang hoạt động chơi trò chơi
2.2 Chơi các trò chơi có luật
2.2.1 Trò chơi 1: “Chuyền bóng sang hai bên”
Bước 1 : Hướng dẫn trò chơi
- Cô tập trung trẻ, ổn định tổ chức, giới thiệu tên trò chơi “Chuyền bóng sang hai bên”.
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi một cách rõ ràng và cụ thể ngắn gọn:
+ Cách chơi : Chia trẻ thành hai đội có số lượng bằng nhau, đứng thành hai hàng ngang. Phát cho bạn đầu hàng của mỗi đội một quả bóng. Khi có hiệu lệnh thì bạn đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay và chuyền bóng sang cho bạn bên cạnh, bạn bên cạnh đón bóng bằng hai tay rồi chuyền cho bạn tiếp theo, cứ như vậy chuyền tiếp cho đến bạn cuối hàng và bạn cuối hàng đón bóng bằng 2 tay và chuyền ngược lại cho bạn bên cạnh, và cứ tiếp tục chuyền như thế cho đến bạn đầu hàng. Bạn đầu hàng nhận bóng và cầm bóng lên đưa cô. Đội nào đưa bóng lên trước sẽ là đội chiến thắng.
+ Luật chơi :
· Phải chuyền bóng sang 2 bên bằng 2 tay
· Khi chuyền không được làm rơi bóng, nếu làm rơi thì phải chuyền lại từ đầu
- Cô thực hiện hành động chơi mẫu cho trẻ quan sát.
- Cô tổ chức cho trẻ cả lớp chơi thử một lần. Căn cứ vào kết quả chơi thử cô xác định ra cách hướng dẫn tiếp theo:
+ Nếu đa số trẻ chưa chơi được thì cô làm mẫu lại kết hợp giải thích lại cách chơi, luật chơi rõ ràng, cụ thể hơn.
+ Nếu đa số trẻ đã chơi được thì cô chuyển bước hướng dẫn tiếp theo.
Bước 2: Hướng dẫn quá trình chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
- Trong quá trình trẻ chơi, cô quan sát, bao quát, theo dõi sát với mọi hành động chơi của trẻ để khích lệ, động viên trẻ chơi, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra nếu có.
* Lưu ý:
• Nếu trẻ vi phạm luật chơi thì cô nhắc nhở, yêu cầu trẻ thực hiện lại.
• Nếu trẻ chưa nắm được cách chơi thì cô làm mẫu lại.
- Sau mỗi 1 lần chơi cô nhận xét,đánh giá về hành động chơi, ý thức, thái độ thực hiện, luật chơi của trẻ, sự phối hợp với bạn trong khi chơi.
Bước 3: Hướng dẫn nhận xét sau khi chơi.
- Cô tổ chức nhận xét về quá trình chơi trò chơi của trẻ. Nội dung nhận xét hướng vào việc thực hiện các hành động chơi, luật chơi, thái độ và sự phối hợp với bạn trong khi chơi.
à Dẫn dắt chuyển sang trò chơi 2.
2.2.2 Trò chơi 2 “Cáo và thỏ”
Bước 1: Hướng dẫn trò chơi
- Cô tập trung trẻ, ổn định tổ chức, giới thiệu trò chơi “Cáo và thỏ”.
- Cô yêu cầu trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, sau đó cô khái quát lại cách chơi, luật chơi rõ ràng,ngắn gọn, cụ thể:
+ Cách chơi:Mời một trẻ làm Cáo ngủ ở nhà của Cáo, các bạn còn lại làm Thỏ ngủ ở nhà của Thỏ, khi có hiệu lệnh đi kiếm ăn thì các bạn Thỏ nhảy đi kiếm ăn, khi đến gần nhà của Cáo thì gọi đánh thức cáo “Cáo ơi ngủ à”, Cáo nghe xong bắt đầu vươn vai, “Gừ…gừ” 1 tiếng và bắt đầu chạy đuổi bắt Thỏ. Thỏ nghe tiếng gừ thì bắt đầu chạy thật nhanh về nhà, chú Thỏ nào bị Cáo bắt thì phải ra khỏi 1 lượt chơi.
+ Luật chơi:
· Khi nghe “Cáo ơi ngủ à” thì Cáo mới được mở mắt và kêu “Gừ” và chạy bắt đuổi Thỏ.
· Khi nào Cáo kêu “Gừ..gừ” thì Thỏ mới được bắt đầu chạy về nhà.
· Chỉ được bắt những chú Thỏ ngoài chuồng, không được bắt những chú Thỏ đã vào chuồng.
Bước 2: Hướng dẫn quá trình chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
- Trong quá trình trẻ chơi, cô quan sát, bao quát, theo dõi sát với mọi hành động chơi của trẻ để khích lệ, động viên trẻ chơi, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra nếu có
* Lưu ý:
- Nếu trẻ vi phạm luật chơi thì cô nhắc nhở, yêu cầu trẻ thực hiện lại.
- Sau mỗi 1 lần chơi cô nhận xét, đánh giá về hành động chơi, ý thức, thái độ thực hiện, luật chơi.
Bước 3: Hướng dẫn nhận xét sau khi chơi.
- Giáo viên tổ chức nhận xét về quá trình chơi trò chơi của trẻ. Nội dung nhận xét hướng vào việc thực hiện các hành động chơi, luật chơi.
à Dẫn dắt chuyển sang hoạt động chơi tự do theo ý thích
2.3 Chơi tự do theo ý thích:
- Giáo viên giới thiệu các nội dung chơi cho trẻ lựa chọn và chơi theo ý thích.
- Giáo viên chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ cách chơi, mọi hành động chơi của trẻ để đề phòng tai nạn, xử lý tình huống và giải đáp thắc mắc (nếu có).
- Trong quá trình trẻ chơi,cô bao quát, quan sát, theo dõi sát mọi hành động chơi của trẻ để đề phòng tai nạn, xử lý tình huống và giải đáp thắc mắc (nếu có)
*Lưu ý:
• Nếu trẻ tranh giành đồ dùng, đồ chơi thì cô định hướng để trẻ chơi trò chơi khác hoặc thỏa thuận hợp lý với trẻ.
3. Kết thúc hoạt động.
- Cô tập trung trẻ, đánh giá chung toàn bộ giờ hoạt động.
- Tuyên dương, khen ngợi những trẻ ngoan, tích cực, nhắc nhở những trẻ chưa thực hiện nghiêm túc các quy định khi ra sân.
-Điểm danh trẻ theo tổ.
- Yêu cầu trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi cùng cô và cho trẻ vào lớp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét