Giáo án Đọc thơ: Mưa


 I. Mục đích – Yêu cầu

- Trẻ nhớ tên bài thơ : “Mưa”, tên tác giả  “Nguyễn Diệu”.
    - Trẻ hiểu nội dung của bài thơ và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài thơ “Mưa”.

- Trẻ đọc thuộc bài thơ và cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.

- Trẻ nghe hiểu và nói thành thạo bằng tiếng việt các từ  tí tách, dàn, trắng xóa,..

- Trẻ yêu thiên nhiên, biết giữ gìn sức khỏe khi trời mưa.
II. Chuẩn bị:

- Ti vi, vi deo bài thơ “ Mưa”

- Loa, nhạc

- hộp quà,bưu thiếp

- Giấy màu, hồ dán để trẻ làm đám mây và hạt mưa, rổ đựng, bảng,…


III. Phương pháp:

-Luyện tập, thực hành

IV. Cách tiến hành:

1. Ôn định tổ chức:

- Ổn định trẻ, dẫn dắt xuất hiện cô hạt mưa.

- Trẻ vận động theo nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.

- Xuất hiện hộp quà tặng trẻ và vào hoạt động.

2. Dạy trẻ đọc thơ “ Mưa”
- Cô giới thiệu bài thơ “ Mưa” của tác giả Nguyễn Diệu.
- Cô đọc bài thơ lần 1 thật diễn cảm cho trẻ nghe.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
- Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ.
- Cô đọc thơ lần hai kết hợp cho trẻ vi deo minh họa bài thơ “ Mưa”
- Đọc trích dẫn đoạn đọc từ khó và giải thích từ khó

Đoạn 1:

Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt

=> Đoạn thơ miêu tả hình ảnh mua rơi nhỏ, rơi lần lượt hạt trước hạt sau.

Đoạn 2:

Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng

=> Đoạn thơ nói về những hạt mưa rơi xuống sân, xuống lá, tạo thành những bong bóng phập phồng.

Đoạn 3:

Mưa nâng cánh hoa
Mưa gọi chổi biếc
Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà.

=> Mưa giúp những bông hoa nở, gọi chổi biếc, giúp nhà sach bụi.

Đoạn 4

Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…

=> Sự gần gũi, thân thiết của mưa và bạn nhỏ

* Cháu đọc thơ:

- Mời trẻ đọc bài thơ cùng cô 2-3 lần.
- Mời tổ, nhóm cá nhân đọc lại bài thơ ( cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức: tổ, nhóm, cá nhân.
* Đàm thoại cùng trẻ về bài thơ:
+ Trong bài thơ mưa rơi như thế nào?

+ Mưa rơi xuống đâu?
+ Khi hạt mưa rơi xuống mặt đất, trên sân có điều gì đặc biệt?
+ Mưa giúp gì cho những bông hoa và bạn nhỏ trong bài thơ?
+ Trong bài thơ tác giả đã ví những hạt mưa là gì?
+ Khi trời mưa nếu đi ra ngoài thì con phải như thế nào? Vì sao khi trời mưa đi ra ngoài các con phải mặc áo mưa?
- Cô khái quát, mưa là một hiện tượng tự nhiên, mưa mang đến cho chúng ta nguồn nước uống sạch sẽ và mát lành vì vậy chúng ta hãy bảo vệ môi trường trong sạch để có những hạt mưa trong và sạch.
* Trò chơi: Bé khéo tay
- Cô cho trẻ về nhóm, dán những hình vẽ cô đã cắt sẵn để tạo thành những đám mây và hạt mưa.
- Trẻ thực hiện, cô quan sát, bao quát trẻ.
3. Kết thúc.

- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét