TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG NHA TRANG
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
Khánh hòa, ngày......, tháng......, năm.......
BIÊN BẢN QUAN SÁT
VIỆC GIÁO VIÊN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ
I. Thông tin chung:
Ngày quan sát: 19/03/2021 Người quan sát: Hán Trương Như Thảo Địa điểm: Sân Trường Mầm Non Thực Hành Thời gian: Từ 8:40 – 9:10 | Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Phương Hoà Chủ điểm: Thế giới thực vật Nhóm lớp: 4 – 5 tuổi (Lớp nhỡ B) Số lượng trẻ tham gia: 25 |
II. Nội dung quan sát
TT | Bước thực hiện | Cách tiến hành | Nhận xét, đánh giá | Bài học kinh nghiệm | |
Ưu điểm | Hạn chế | ||||
1 | Dặn dò trẻ trước khi ra sân | - Giáo viên tập trung trẻ, giới thiệu giờ hoạt động. - Yêu cầu trẻ nhắc lại các quy định khi ra sân, sau đó cô khái quát lại: “ Không chơi ngoài nắng, đi đứng nhẹ nhàng, không xô đẩy, nhường nhịn đồ chơi cho các em, chơi cầu trượt, xích đu phải chú ý ăn toàn”. - Cô giới thiệu các nội dung dự kiến cho trẻ hoạt động khi ra sân. - Cho trẻ mang dép và đi nhẹ nhàng ra sân. | - Tác phong nhanh nhẹn, giọng nói to, rõ ràng thu hút trẻ. - Cô nhắc nhở các quy định đầy đủ, hợp lý. - Dự kiến các hoạt động phù hợp với chủ điểm, điều kiện thực tiễn và khả năng của trẻ. | - Cô chưa điểm danh trẻ trước khi ra sân. | - Điểm danh trẻ trước khi ra sân để nắm rõ số trẻ tham gia vào hoạt động để dễ dàng kiểm soát. |
2 | Tổ chức cho trẻ ra hoạt động ngoài trời | HĐ1: Quan sát, dạo chơi, tham quan Quan sát cây đu đủ: - Cô tập trung trẻ, giới thiệu đối tượng quan sát, giao nhiệm cho trẻ quan sát: “ Lớp mình hãy quan sát xem cây đu đủ có những bộ phận nào, màu sắc của lá, màu sắc của quả như thế nào, thân đu đủ như thế nào, quả đu đủ chín không, hai cây khác nhau ở điểm nào”. - Cô tổ chức cho trẻ tự do quan sát cây đu đủ theo ý thích của trẻ. - Trong quá trình trẻ quan sát, cô đến bên trẻ đặt ra các câu hỏi đàm thoại để giúp trẻ giải quyết các nhiệm vụ quan sát. + Trường mình có mấy cây đu đủ? + Cây đu đủ có những đặc điểm gì? + Hai cây đu đủ giống nhau và khác ở những điểm nào? + Quả chín có màu gì? + Lá đu đủ có hình dạng gì? + Vì sao thân cây đu đủ có các khắt? - Cho trẻ được tự do nói về những điều mà trẻ quan sát được từ cây đu đủ. - Kết thúc quan sát, cô tập trung trẻ, mời một vài trẻ mô tả lại những điều mà trẻ quan sát được về cây đu đủ. Sau đó cô khái quát lại để chính xác kiến thức cho trẻ. - Dẫn dắt chuyển sang hoạt động chơi trò chơi. | - Địa điểm sân trường sạch sẽ, an toàn, vệ sinh và dễ dàng cho trẻ hoạt động. - Thực hiện đúng trình tự của buổi hoạt động. - Khai thác được điều kiện thực tiễn để cho trẻ quan sát 2 cây trong sân trường. - Cô xử lý tình huống hợp lý, linh hoạt. - Tác phong nhanh nhẹn, động viên trẻ kịp thời. - Câu hỏi đàm thoại phù hợp với khả năng của trẻ. - Giao tiếp giữa cô và trẻ thân mật, tự nhiên. - Trẻ thích thú khám phá về cây đu đủ.
|
- Trong quá trình trẻ quan sát cô không đến bên đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ.
- Cô còn đặt nhiều câu hỏi có - không trong quá trình đàm thoại.
- Cô bao quát trẻ chưa tốt.
- Cô chưa chính xác lại kiến thức cho trẻ về đối tượng quan sát. - Cô không mời từng trẻ lên nói những điều mà trẻ quan sát được mà cô chỉ giải thích.
|
- Trong quá trình trẻ quan sát thì cô nên đến bên trẻ đặt những câu hỏi để giúp trẻ củng cố lại được kiến thức, mở rộng thêm vốn hiểu biết và phát huy tính tích cực ở trẻ.
- Những câu hỏi đàm thoại với trẻ không nên sử dụng các câu hỏi có - không hoặc câu hỏi mang tính xác nhận, một sự lựa chọn. Nên đặt ra nhiều câu hỏi dưới dạng gợi mở (Vì sao? Tại sao? Như thế nào?) để buộc trẻ phải suy nghĩ phải phán đoán và đưa ra câu trả lời. - Sau khi trẻ đã qua xong thì cô nên tập trung trẻ lại một chỗ để đàm thoại để tránh việc trẻ chạy đi chơi, tác động bên ngoài. - Sau khi đàm thoại xong cần phải chính xác kiến thức cho trẻ để giúp trẻ hiểu thêm về đối tượng. - Nên mời trẻ lên nói những điều mà trẻ quan sát được để biết được khả năng của trẻ để và phát huy được các năng lực nhận thức của trẻ. |
HĐ2: Chơi trò chơi có luật Trò chơi: “Nhảy bao bố”. - Cô tập trung, ổn định tổ chức, giới thiệu tên trò chơi “Nhảy bao bố”. - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi một cách rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn. + Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội có số lượng bằng nhau, đứng thành 2 hàng dọc sau và xuất phát. Cô phát cho mỗi đội một cái bao, khi có hiệu lệnh của cô thì bật lên về phía trước sau đó vòng về rồi đưa bao cho bạn mình. Bạn tiếp theo thực hiện tương tự như bạn đầu, cứ tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối cùng, đội nào về đích trước sẽ là đội chiến thắng. + Luật chơi: Khi có hiệu lệnh thì bật lên phía trước. Đội nào về đích trước sẽ là đội chiến thắng. - Cô thực hiện hành động chơi mẫu cho trẻ quan sát. - Cô mời một số trẻ có khả năng nhận thức trung bình lên chơi thử. - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi tùy theo nhu cầu, hứng thú của trẻ. - Trong quá trình trẻ chơi, cô quan sát, bao quát, theo dõi sát với mọi hành động chơi của trẻ để khích lệ, động viên trẻ chơi, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra nếu có. - Sau mỗi lần chơi cô tổ chức cho trẻ tự nhận xét, đánh giá về quá trình chơi. - Cô tổ chức cho trẻ nhận xét quá trình chơi trò chơi của trẻ. Nội dung nhận xét hướng vào kết quả chơi, hành động chơi, luật chơi và sự phối hợp với bạn trong khi chơi. - Dẫn dắt chuyển sang hoạt động chơi tự do theo ý thích. | - Chuẩn bị đồ dùng phù hợp với hoạt động. - Địa điểm sân cho trẻ hoạt động an toàn. - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi to, rõ ràng.
- Cô thực hiện hành động chơi mẫu cho trẻ quan sát phù hợp, rõ ràng.
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi. - Trẻ chơi tích cực. | - Còn thiếu vạch xuất phát và hai trụ cờ.
- Tuy nhiên cách chơi, luật chơi chưa đầy đủ chưa nhấn mạnh luật chơi.
- Cô chỉ cho trẻ chơi một lần và một vài trẻ chưa được chơi.
- Cô bao quát trẻ chưa tốt.
- Xử lý tình huống chưa linh hoạt.
- Cô chưa tổ chức nhận xét sau khi chơi cho trẻ. | - Phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho buổi hoạt động để trẻ dễ dàng thực hiện hơn. Vạch xuất phát để trẻ đứng đúng với hàng của đội mình và tránh vì phạm luật chơi. Phải có trụ cờ để trẻ xác định được đích đến của đội mình. - Phổ biến cách chơi, luật chơi đầy đủ hơn để cho trẻ dễ hiểu và chơi được.
- Phải dựa vào nhu cầu hứng thú của trẻ để tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần và phải đảm trẻ nào cũng có lượt chơi.
- Phải nhắc nhở trẻ chơi đúng luật chơi, khuyến khích trẻ chơi kịp thời. - Nhiều trẻ chưa biết cách chơi, chơi không được thì cô nên phổ biến lại cách chơi luật chơi hoặc làm mẫu lại hành động chơi cho trẻ quan sát. - Nên gợi ý cho trẻ tự nhận xét về quá trình chơi trò chơi của trẻ. Sau đó cô cần phải nhận xét, đánh giá lại trò chơi của trẻ. | ||
HĐ3: Chơi tự do theo ý thích của trẻ - Cô tập trung trẻ, giới thiệu các đồ dùng, đồ chơi có sẵn trong sân trường và đồ dùng, đồ chơi do cô chuẩn bị để gợi ý cho trẻ lựa chọn đồ chơi và nội dung hoạt động theo ý thích. - Trong quá trình trẻ chơi, cô bao quát, quan sát, theo dõi sát mọi hành động chơi của trẻ để đề phòng tai nạn, xử lý tình huống và giải đáp thắc mắc (nếu có).
| - Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát, nhắc nhở trẻ. | - Không có các đồ dùng đồ chơi do giáo viên chuẩn bị. | - Cần chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng hơn để tạo ra môi trường chơi cho trẻ phong phú hơn. | ||
3 | Kết thúc hoạt động | - Cô tập trung trẻ, nhận xét chung về toàn bộ giờ hoạt động ảnh. - Tuyên dương những trẻ tích cực hoạt động, thực hiện tốt các quy định của lớp, nhắc nhở những trẻ chưa tích cực hoạt động, thực hiện chưa tốt các quy định của lớp đề ra, động viên trẻ lần sau cố gắng hơn. - Điểm danh trẻ, cùng trẻ thu dọn đồ chơi vào lớp. | - Cô nhắc nhở những trẻ chơi không tuân thủ các quy định khi ra sân. |
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét