Bài thu hoạch Bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng 3 chuyên đề “Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non”


 


Bài thu hoạch Bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng 3 chuyên đề “Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non”

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU

2

1. Lý do tham gia khóa bồi dưỡng……………………………………………………

2

2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………..

4

NỘI DUNG

5

Phần 1. Kết quả thu hoạch khi tham gia khóa bồi dưỡng……………

5

1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập………………….………..

5

2. Kết quả nghiên cứu đề tài…………………………………...………………………..

9

2.1. Cơ sở lý luận………………………………………………………………………….…

9

2.2. Thực trạng vấn đề………………………………………………………………….…

10

2.3. Đề xuất biện pháp………………………………………………………………….…

11

2.4. Kết luận và kiến nghị…………………………………………………………….…

14

Phần 2. Kế hoạch hoạt động của cá nhân sau khi bồi dưỡng………

14

1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân…………………...

14

2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước 

 

khi tham gia khóa bồi dưỡng……………………………………………………………

17

3. Kế hoạch hoạt động của cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng  

 

nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp…………

18

Phần 3. Kiến nghị và đề xuất……………………………………………………...…

20

1. Nội dung kiến nghị………………………………………………………………………

20

2. Đối tượng kiến nghị……………………………………………………………………..

20

CAM KẾT CỦA HỌC VIÊN………………….……………………………………..

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO……...……………….……………………………………..

22




MỞ ĐẦU

 

1. Lý do tham gia khóa bồi dưỡng

Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện các quy định của Nhà nước trong việc tuyển dụng và sử dụng viên chức giáo dục thực hiện theo vị trí việc làm và nguyên tắc vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó. Đồng thời, người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó. Vì vậy, viên chức giáo dục phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan tuyển dụng cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xuất phát từ thực tế đó, việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cũng như bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới.

Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Vì vậy trong thời gian vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuyển quản lý viên chức từ mã ngạch sang hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên nhằm giúp các viên chức nắm được vai trò nhiệm vụ của mình một cách đảm bảo hơn. Ngoài những yêu cầu bắt buộc về trình độ chuyên môn và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp cần có của viên chức khi được xếp hạng hoặc thăng hạng phải được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mình đang giữ.

Bản thân là một viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III tôi luôn phấn đấu để thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác, đồng thời mong muốn được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; đồng thời cập nhật các xu thế phát triển, các chủ trương mới của ngành giáo dục; các nội dung đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phù hợp theo đặc điểm vùng, miền, giáo dục địa phương.

Ngay từ khi bắt đầu tham gia lớp bồi dưỡng, bản than tôi ý thức rõ được mục đích theo học lớp này là: Có hiểu biết đầy đủ kiến thức vè hành chính nhà nước. nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước. Đặc biệt trong giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng vào thực tiễn công tác giáo dục, cập nhập được các xu thế, chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; cập nhập được quan điểm, mục tiêu vào các giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo các xu hướng và bài học kinh nghiệm trong các hoạt động giáo dục ở các cơ sở giáo dục và chủ động phát triển các năng lực cốt lỗi của người giáo viên. Thực hiện nhiệm vụ có tính chuyên nghiệp theo vị trí chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non. Đó là lý do tôi tham gia khóa bồi dưỡng. 

Qua quá trình giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Phú Yên cũng như thông qua việc tự học, tự nghiên cứu, tham quan thực tế theo quy định của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III bản thân tôi đã tiếp thu được những tri thức mới và rút ra được một số vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau đây: Bài thu hoạch Bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng 3 chuyên đề “Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non”

1) Tiếp thu tốt những kiến thức lý luận về hành chính Nhà nước; nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng vào thực tiễn công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình Giáo dục mầm non.

2) Cập nhật chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; quan điểm, mục tiêu và các giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. 

3) Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

4) Học tập được một số mô hình giáo dục điển hình, nâng cao hiểu biết về thực tiễn quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện, biết cách ứng xử linh hoạt các tình huấn xảy ra trong khi chăm sóc giáo dục trẻ.

 

2. Đối tượng nghiên cứu

Trong các chuyên đề đã được bồi dưỡng, tôi nhận thấy rằng chuyên đề “Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non” là chuyên đề  rất cần thiết và quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. 

Vận dụng tri thức và kỹ năng của chuyên đề “Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non” tôi thực hiện đề tài “Một số giải pháp đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non ở Trường Mẫu giáo Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận”. Đề tài nghiên cứu và giải quyết hai vấn đề sau đây: 

- Tầm quan trọng của của việc đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non

- Một số giải pháp “Một số giải pháp đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non ở Trường Mẫu giáo Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận”. 

Bài thu hoạch này sẽ trình bày kết quả của cá nhân khi tham gia khóa bồi dưỡng, kế hoạch hoạt động của bản thân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng và những đề xuất, kiến nghị để nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục, Trường Đại học Phú Yên (đơn vị tổ chức khóa bồi dưỡng) có sự rà soát, điều chỉnh về nội dung, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên cũng như tuyển dụng, sử dụng giáo viên theo đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam của Đảng và Nhà nước.

Bài thu hoạch này gồm 3 phần chính:

1) Kết quả thu hoạch khi tham gia khóa bồi dưỡng

- Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập và ý nghĩa ý nghĩa tri thức, kỹ năng thu nhận được khi tham gia khóa bồi dưỡng.

- Kết quả nghiên cứu đề tài.

2) Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi bồi dưỡng

- Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân.

- Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham gia khóa bồi dưỡng.

- Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

3) Kiến nghị và đề xuất.

 

NỘI DUNG

PHẦN 1. KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA BỒI DƯỠNG

 

1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập

Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non hạng III bao gồm 2 phần với 11 chuyên đề: 1) Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung. 2) Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp. 

Chuyên đề 1: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; chuyên đề trang bị cho người học những kiến thức về bộ máy hành chính nhà nước và những đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước; Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương; Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Chuyên đề 2: Luật Trẻ em và hệ thống quản lý giáo dục, chuyên đề giới thiệu những vấn đề cơ bản về quyền trẻ em; Các quyền của trẻ em trong công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Cách thức thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam trong từng cấp, từng lĩnh vực. 

Chuyên đề 3: Kỹ năng làm việc nhóm, nội dung cơ bản của chuyên đề là những vấn đề sau: Nhóm làm việc và kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên mầm non; Các phương pháp và kỹ thuật làm việc nhóm hiệu quả của giáo viên mầm non; Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên mầm non.

Chuyên đề 4: Kỹ năng quản lý thời gian, chuyên đề trang bị cho người học kiến thức về: Những vấn đề chung về quản lý thời gian của giáo viên mầm non;  Các bước quản lý thời gian: Lập thời gian biểu, thực hiện thời gian biểu, kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện thời gian biểu; Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.

Chuyên đề 5: Phát triển Chương trình giáo dục mầm non của khối lớp, chuyên đề trang bị cho người học những kiến thức: Yêu cầu đối với phát triển chương trình giáo dục mầm non của khối lớp; Nội dung và các hoạt động phát triển chương trình giáo dục mầm non của khối lớp; Thực hành các hoạt động phát triển chương trình giáo dục mầm non của khối lớp cụ thể.

Chuyên đề 6: Xây dựng môi trường tâm lí - xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non, chuyên đề cung cấp những kiến thức cơ bản về: Những vấn đề chung về môi trường tâm lý- xã hội trong giáo dục trẻ mầm non. Yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường tâm lý-xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non. Các biện pháp xây dựng môi trường tâm lý- xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non như: Xây dựng nội qui, quy tắc ứng xử dựa  trên tinh thần cộng tác; Xây dựng các mối quan hệ tích cực, thân thiện; Xây dựng hành vi tích cực. Thực hành xây dựng môi trường tâm lý- xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Chuyên đề 7: Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non, chuyên đề trang bị cho người học những tri thức như sau: Xu hướng đổi mới về đánh giá trẻ mầm non. Quy trình và kỹ thuật thiết kế công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ. Sử dụng các công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non. Xử lý kết quả và phân tích sự phát triển của trẻ mầm non.

Chuyên đề 8: Sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non. Chuyên đề với những kiến thức cơ bản về: Những yêu cầu đối với sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non; Kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm; Kỹ năng phổ biến sáng kiến kinh nghiệm; Thực hành kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non.

Chuyên đề 9: Kỹ năng hướng dẫn, tư vấn phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Chuyên đề trang bị cho người học những kiến thức thức cơ bản sau: Những vấn đề chung về năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non và hướng dẫn, tư vấn phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non. Quy trình và kỹ thuật hướng dẫn, tư vấn. Thực hành kỹ năng hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non.

Chuyên đề 10: Tổ chức, huy động cộng đồng tham gia giáo dục trẻ mầm non. Chuyên đề cung cấp cho người học những kiến thức về: Vai trò của cộng đồng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non. Nội dung, phương pháp huy động cộng đồng tham gia vào chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Hình thức tổ chức huy động cộng đồng tham gia vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Thực hành huy động cộng đồng tham gia vào 1 hoạt động giáo dục ở trường mầm non.

Chuyên đề 11: Đạo đức của giáo viên mầm non trong xử lý tình huống sư phạm ở trường mầm non. Chuyên đề có những nội dung cơ bản như sau: Những tình huống sư phạm trong nhóm, lớp học mầm non. Đạo đức người giáo viên mầm non và cách biểu hiện hành vi đạo đức trong xử lý tình huống sư phạm trong nhóm, lớp mầm non. Thực hành cách biểu hiện hành vi đạo đức trong xử lý một số tình huống sư phạm thực tế.

2. Kết quả nghiên cứu đề tài 

Áp dụng tri thức và kỹ năng của chuyên đề “Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non” tôi thực hiện đề tài “Một số giải pháp đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non ở Trường Mẫu giáo Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận” là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn; được nghiên cứu và giải quyết với hai nội dung: 

2.1: Tầm quan trọng của của việc đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non

2.2: Một số giải pháp “Một số giải pháp đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non ở Trường Mẫu giáo Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận”. 

- Cơ sở lý luận

- Thực trạng vấn đề

 - Đề xuất giải pháp 

- Kết luận và kiến nghị

 

PHẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN SAU KHI BỒI  DƯỠNG

1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân 

Tôi tên là ...............; được phân công giảng dạy nhóm lớp 5 – 6 tuổi 4” của Trường .......

Để thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên, tôi đã nghiên cứu, nắm vững và thực hiện đúng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) bao gồm:

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

1. Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo

a) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;

b) Mức khá: Có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;

c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

2. Tiêu chí 2. Phong cách làm việc

a) Mức đạt: Có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc của giáo viên mầm non;

b) Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ em;

c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.

1. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân

a) Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Tham gia và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định;

b) Mức khá: Thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện bản thân; cập nhật kiến thức chuyên môn, yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em;

c) Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn bản thân.

2. Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em

a) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp;

b) Mức khá: Chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương;

c) Mức tốt: Tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường; hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương.

3. Tiêu chí 5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

a) Mức đạt: Thực hiện được kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;

b) Mức khá: Chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp;

c) Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.

4. Tiêu chí 6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

a) Mức đạt: Thực hiện được kế hoạch giáo dục trong nhóm, lớp, đảm bảo hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện theo Chương trình giáo dục mầm non;

b) Mức khá: Chủ động đổi mới phương pháp giáo dục trẻ em, linh hoạt thực hiện các hoạt động giáo dục và điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện và điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em.

5. Tiêu chí 7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em

a) Mức đạt: Sử dụng được phương pháp quan sát và đánh giá trẻ em để kịp thời điều chỉnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em;

b) Mức khá: Chủ động, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá nhằm đánh giá khách quan sự phát triển của trẻ em, từ đó điều chỉnh phù hợp kế hoạch chăm sóc, giáo dục;

c) Mức tốt: Chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp về kinh nghiệm vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em. Tham gia hoạt động đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non.

6. Tiêu chí 8. Quản lý nhóm, lớp

a) Mức đạt: Thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý cơ sở vật chất và quản lý hồ sơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định;

b) Mức khá: Có sáng kiến trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp;

c) Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm hay, hỗ trợ đồng nghiệp trong quản lý nhóm, lớp theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.

1. Tiêu chí 9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

a) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường;

b) Mức khá: Chủ động phát hiện, phản ánh kịp thời, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường, chấn chỉnh các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường;

c) Mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc tổ chức xây dựng môi trường vật chất và môi trường văn hóa, xã hội đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với trẻ em.

2. Tiêu chí 10. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

a) Mức đạt: Thực hiện các quy định về quyền trẻ em; các quy định về quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em theo quy chế dân chủ trong nhà trường;

b) Mức khá: Đề xuất các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em; phát huy quyền dân chủ của bản thân, cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, ngăn chặn, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường (nếu có);

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp với đồng nghiệp trong việc thực hiện các quy định về quyền trẻ em; phát huy quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em theo quy chế dân chủ trong nhà trường.

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
Tham gia tổ chức, thực hiện việc xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em.

1. Tiêu chí 11. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

a) Mức đạt: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

b) Mức khá: Phối hợp kịp thời với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em;

c) Mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng.

2. Tiêu chí 12. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em

a) Mức đạt: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong thực hiện các quy định về quyền trẻ em;

b) Mức khá: Chủ động phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em;

c) Mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng thực hiện các quy định về quyền trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em; giải quyết kịp thời các thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em liên quan đến quyền trẻ em.

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Sử dụng được một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số, ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

1. Tiêu chí 13. Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em

a) Mức đạt: Sử dụng được các từ ngữ, câu đơn giản trong giao tiếp bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh); hoặc giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số;

b) Mức khá: Trao đổi thông tin đơn giản bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) với nội dung liên quan đến hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc giao tiếp thành thạo bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số;

c) Mức tốt: Viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) trong hoạt động chuyên môn về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số.

2. Tiêu chí 14. Ứng dụng công nghệ thông tin

a) Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản trong chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp;

b) Mức khá: Xây dựng được một số bài giảng điện tử; sử dụng được các thiết bị công nghệ đơn giản phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em;

c) Mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp.

3. Tiêu chí 15. Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

a) Mức đạt: Thể hiện được khả năng tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp;

b) Mức khá: Vận dụng sáng tạo các loại hình nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản vào hoạt động chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ em trong trường mầm non. Tổ chức các hoạt động ngày hội, lễ và hoạt động nghệ thuật cho trẻ em ở trường mầm non;

c) Mức tốt: Xây dựng được môi trường giáo dục trẻ em giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp và trường mầm non; chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục trẻ em giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp và trường mầm non.

đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.

2. Xếp loại kết quả đánh giá

2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham gia khóa bồi dưỡng

(HỌC VIÊN ĐIỀU CHỈNH CHO PHÙ HỢP VỚI CÁ NHÂN MÌNH)

Thực hiện nhiệm vụ giáo viên mầm non, trước khi tham gia khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III tôi đã nắm vững và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo viên mầm non hạng III. Cụ thể như sau:

Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non. Đổi mới phương pháp dạy học và chăm sóc giáo dục trẻ ở trường/lớp mầm non/nhà trẻ... Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng trau dồi đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn. Phối hợp với nhà trường, gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Tổ chức cho các cháu học tập, vui chơi và thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công.

Đảm bảo tiêu chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên mầm non được quy định theo Điều lệ và Chuẩn giáo viên trường mầm non; đã tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường tổ chức.

3. Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non hạng III; qua tiếp thu các chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non” tôi đã nhận thức và sẽ làm gì trong thời gian đến...? (CÁ NHÂN TỰ TRÌNH BÀY)

 

PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

(HỌC VIÊN XEM CÁC NỘI DUNG DƯỚI ĐÂY VÀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN)

1. Nội dung kiến nghị

1.1. Nội dung của các chuyên đề

Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III, gồm 2 phần, 11 chuyên đề với những Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung và Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp cơ bản phù hợp; đảm bảo trang bị cho giáo viên tri thức lý luận và kỹ năng nghề nghiệp, đảm bảo yêu cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên theo thời gian cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung về nội dung, đặc biệt trong quá trình bồi dưỡng cần cung cấp tài liệu tham khảo phù hợp/mới giúp cho học viên tự học, tự nghiên cứu tốt hơn.

1.2. Hình thức tổ chức lớp học

Việc bố trí thứ tự của các chuyên đề của chương trình khóa bồi dưỡng cơ bản phù hợp với người học. Phương thức tổ chức lớp học trực tuyến trên nền tảng Google Meet là phù hợp trong điều kiện dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người học trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên cần tránh sự thay đổi giảng viên giảng dạy các chuyên đề  trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Sĩ số học viên của lớp học phù hợp. Địa điểm tổ chức lớp học thuận lợi đối với người học. Tuy nhiên cách thức tổ chức, quản lý lớp cần đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ hơn nhằm giảm thiểu tình trạng một số học viên chỉ đăng ký ghi tên, nộp học phí song vắng mặt trong thời gian bồi dưỡng. 

2. Đối tượng kiến nghị

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên (Ninh Thuận/Khánh Hòa…): Cần sớm ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo và hướng dẫn để các trường (cơ sở giáo dục), đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông thực hiện đúng và tốt việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xếp hạng, tham gia thi và xét thăng hạn giáo viên; góp phần thực hiện thành công quyết sách của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. 

Cần có văn bản hướng dẫn để giáo viên không bị động, lúng túng trong việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký xếp hạng, thi hoặc xét thăng hạng giáo viên.

Đối với Trường Đại học Phú Yên: Tiếp tục thực hiện Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp, các hạng một cách phù hợp; đảm bảo trang bị cho giáo viên tri thức lý luận và kỹ năng nghề nghiệp, đảm bảo yêu cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay.

 

CAM KẾT CỦA HỌC VIÊN

 

Tôi xin cam kết, Bài thu hoạch này được nghiên cứu một cách độc lập do chính tác giả thực hiện. Các cứ liệu sử dụng trong bài thu hoạch là trung thực và chính xác. Các phân tích, nhận định, đánh giá và kiến nghị được đưa ra dựa trên nghiên cứu của tác giả, không có sự sao chép từ bất kỳ công trình nào đã công bố.


TÀI LIỆU THAM KHẢO (HỌC VIÊN CÓ THỂ BỔ SUNG THÊM)

 

[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.

[2] Quốc hội khóa XIV (2019), Luật số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2016 quy định “Luật Giáo dục”.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Quyết định 04//VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Điều lệ trường mầm non”.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Quyết định 01//VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Chương trình giáo dục mầm non”.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập”.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét