PHÒNG GD&ĐT .................. TRƯỜNG MG .................
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
............, ngày 23 tháng 2 năm 2021 |
BÁO CÁO
Modum 8: Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở
giáo dục mầm non
- Họ và tên giáo viên: ..................................................
- Ngày tháng năm sinh: Giới tính: Nữ Dân tộc: ............
- Trình độ, chuyên môn nghiệp vụ: Cao đằng mầm non
- Năm vào ngành giáo dục: 2019
- Sinh hoạt tổ chuyên môn: 5-6 tuổi 4
- Đơn vị công tác: ...................................
Thông tư số
Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT chương trình bồi dưỡng thường BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non.
Theo tinh thần công văn số 1089/SGDĐT-NVDH ngày 15/05/2020 của Sở GDĐT về hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên , cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non , phổ thông năm học 2020-2021.
Căn cứ Công văn số 587/KH-SGDĐT ngày 23 tháng 10 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ninh Phước về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2020-2021.
* Qua thời gian tự học modum 8: Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở giáo dục mầm non, bản thân tôi đã nắm được những vấn đề sau:
1. Các loại kế hoạch giáo dục và yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp.
Kế hoạch giáo dục giúp giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách có mục đích và có hệ thống.Bao gồm:Kế hoạch thực hiện chương trình GDMN năm họcKế hoạch giáo dục tháng hoặc chủ đềKế hoạch giáo dục tuầnKế hoạch giáo dục ngày
CÁC LOẠI KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
1.1. Kế hoạch thực hiện chương trình GDMN năm học: là những dự kiến về mục tiêu, nội dung giáo dục, dự kiến các chủ đề giáo dục trong một năm học của cơ sở giáo dục mầm non, nhằm đạt được mục tiêu của Chương trình Giáo dục.1.2. Kế hoạch giáo dục tháng hoặc chủ đề: là một phần của kế hoạch giáo dục năm học. Kế hoạch tháng hoặc chủ đề gồm mục tiêu, các nội dung giáo dục và dự kiến hoạt động giáo dục cho từng nội dung giáo dục theo theo tháng hoặc chủ đề.1.3. Kế hoạch giáo dục tuần: là dự kiến các hoạt động giáo dục của một tuần nhằm chuyển tải các nội dung giáo dục, được sắp xếp phù hợp vào các thời điểm chế độ sinh hoạt ngày của trẻ trong tuần.1.4. Kế hoạch ngày: là một phần của kế hoạch tuần bao gồm các nội dung, hoạt động giáo dục cụ thể được thực hiện trong ngày.
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CTGDMN
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (căn cứ vào tất cả các thành tố của CTGDMN)Đề án phát triển giáo dục của địa phương (định hướng mục tiêu GD, phát triển chương trình GD của địa phương).Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương, trường, lớp.Khả năng và nhu cầu thực tế của trẻ trong nhóm/lớp.Khả năng của giáo viên.Khung thời gian trong năm học do Bộ GDĐT qui định (35 tuần thực học). QĐ số 2168/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 của UBND tỉnh V/v Ban hành khung KH thời gian năm họcKhoảng thời gian dự kiến cho việc thực hiện các chủ đề.
GIÁO VIÊN XD KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
- Giáo viên dạy lớp NT, mẫu giáo và tổ trưởng cùng xây dựng kế hoạch thực hiện CTGDMN năm học, tháng hoặc chủ đề, kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch giáo dục ngày, hoạt động của lớp, Ban giám hiệu duyệt có ý kiến bổ sung, điều chỉnh trước và trong quá trình giáo viên tổ chức thực hiện).- Giáo viên rà soát thực tiễn, xác định MT,NDGD; Dự kiến các chủ đề và phân phói thời gian thực hiện cho từng CĐ(sự kiện) trong năm học phù hợp với ĐK của lớp, nhu cầu và khả năng của trẻ trong lớp.
MỘT SỐ YÊU CẦU XD KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CT GDMN
* Áp dụng quan điểm GD lấy trẻ LTT trong lập KHGD tháng hoặc chủ đề, giáo viên cần đảm bảo:Mọi trẻ đều được hỗ trợ để phát triển tất cả các lĩnh vực: thể chất, vận động, tình cảm và quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức, thẩm mỹ.Mọi trẻ đều được học thông qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau.
- Mọi trẻ đều được hoạt động tích cực bằng nhiều hoạt động khác nhau như bắt chước, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ ý tưởng, giải quyết vấn đề…
- GV xác định được MT, ND, PP, đồ chơi, đồ dùng, học liệu, thời gian, địa điểm phù hợp với lợi ích, nhu cầu, khả năng của trẻ.
- Giáo viên linh hoạt thay đổi nội dung, phương pháp, đồ chơi, đồ dùng, học liệu, thời gian, địa điểm khi hoàn cảnh thay đổi.
- Giáo viên có nhiều cách trình bày kế hoạch giáo dục: cần đảm bảo mục tiêu / nội dung lĩnh vực/hoạt động…
- Giáo viên chú trọng nhất vào kế hoạch giáo dục tuần và ngày.
2. Hướng dẫn lập kế hoạch giáo dục trẻ các độ tuổi: xác định mục tiêu, nội dung, thiết kế hoạt động giáo dục, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện, xác định thời gian, không gian, thực hiện đánh giá và điều chỉnh kế hoạch
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG KẾ HOẠCTHỰC HIỆN CTGDMN
Bước 1:- Giáo viên dạy lớp NT, mẫu giáo và tổ trưởng cùng xây dựng kế hoạch thực hiện CTGDMN năm học, tháng hoặc chủ đề, kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch giáo dục ngày, hoạt động của lớp.
Bươc 2: Ban giám hiệu duyệt có ý kiến bổ sung, điều chỉnh trước và trong quá trình giáo viên tổ chức thực hiện).
1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC
Bao gồm 2 phần:
- Mục tiêu GD năm học cuối mỗi độ tuổi
- Dự kiến ngân hàng nội dung, hoạt động và các sự kiện diễn ra trong năm học nhằm đạt được mục tiêu GD năm học của mỗi độ tuổi
MỤC TIÊU GIÁO DỤC NĂM HỌC:
* Căn cứ xây dựng:
- Kết quả mong đợi theo từng lĩnh vực cuối mỗi độ tuổi trong chương trình GDMN
- Các chỉ số đánh giá trẻ cuối độ tuổi (đối với trẻ 5 tuổi sử dụng Bộ chuẩn PTTENT)
- Mục tiêu phát triển của cơ sở GDMN, chỉ đạo chuyên môn của ngành học.
- Năng lực, thế mạnh của đội ngũ CBQL, GV, điều kiện CSVC, văn hóa địa phương
- Khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ.
* Người thực hiện: BGH, khối trưởng ( hoặc tổ trưởng ) và GV từng khối.
* Mục tiêu giáo dục năm học cuối mỗi độ tuổi bao gồm:
+ Kết quả mong đợi trong chương trình GDMN của từng độ tuổi.
+ Bổ sung những chỉ số đánh giá cuối độ tuổi không có trong kết quả mong đợi.
+ Mục tiêu bổ sung, nâng cao (nếu có) theo định hướng phát triển của nhà trường.
* CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MỤC TIÊU GD NĂM HỌC CỦA NHÀ TRƯỜNG
Bước 1. Xác định mục tiêu GD bổ sung hoặc nâng cao, chuyên sâu của nhà trường:
- BGH định hướng lĩnh vực phát triển nào trong Chương trình sẽ được nhà trường bổ sung hoặc nâng cao, chuyên sâu hơn so với kết quả mong đợi trong chương trình GDMN, nhằm duy trì phát triển thương hiệu nhà trường, phù hợp điều kiện năng lực BGH, GV, CSVC... (nếu có).
Bước 2. Xây dựng mục tiêu GD năm học cuối mỗi độ tuổi:
- Coppy toàn bộ kết quả mong đợi cuối độ tuổi trong Chương trình GDMN làm mục tiêu GD năm học của độ tuổi
- So sánh kết quả mong đợi cuối độ tuổi với bộ chỉ số đánh giá trẻ cuối độ tuổi (chỉ số đánh giá lứa tuổi nhà trẻ, 3, 4 tuổi theo CV 4242/SGD&ĐT-GDMN ngày 29/3/2010 và bộ chuẩn PTTE 5T ). Tìm ra một số chỉ số không có trong kết quả mong đợi để làm mục tiêu GD năm học của độ tuổi đó. (Cách viết: Nội dung chỉ số...(cs...))
- Cụ thể những mục tiêu GD bổ sung hoặc nâng cao, chuyên sâu của nhà trường theo độ tuổi đã được xác định ở bước 1 (nếu có)
+ Bổ sung: Là cộng thêm vào ngoài kết quả mong đợi trong Chương trình và chỉ số đánh giá trẻ.
+ Nâng cao, chuyên sâu ( khuyến khích thực hiện ): Có thể ở phần được bổ sung hoặc có thể nâng cao, chuyên sâu trong chính kết quả mong đợi của Chương trình ( một vài kết quả mong đợi trong 1 lĩnh vực hoặc trọn vẹn 1-2 lĩnh vực / 5 lĩnh vực ( trường chất lượng cao sẽ nâng cao, chuyên sâu nhiều hơn trường đại trà )
+ Cách viết mục tiêu bổ sung, nâng cao ( nên có ký hiệu nổi rõ ) như là in nghiêng, mực đỏ….
* Lưu ý: Đối với các lứa tuổi nhà trẻ dưới 24 tháng tuổi: mục tiêu giáo dục cuối độ tuổi cần đạt được tối thiểu là kết quả mong đợi như Chương trình GDMN ( không nhất thiết phải có mục tiêu bổ sung, nâng cao)
* Lưu kế hoạch GD tại lớp gồm:
- Mục tiêu giáo dục năm học của nhà trường (các độ tuổi)
- Ngân hàng nội dung, hoạt động GD năm học của khối
- Dự kiến chủ đề, sự kiện trong năm học, thời khóa biểu của khối
- Kế hoạch GD tháng
- Bộ chuẩn PTTE 5T, các chỉ số đánh giá các độ tuổi khác
+ Cách 1: Lưu hoạt động học theo thời khóa biểu
+ Cách 2: Lưu hoạt động học theo môn học
* Thời gian xây dựng và hoàn thành kế hoạch GD của nhà trường:
- Kế hoạch GD năm học: Tháng 8 sau khi Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT ban hành văn bản Hướng dẫn nhiệm vụ năm học; Trước khi thực hiện Chương trình
- Kế hoạch GD tháng: GV xây dựng từng tháng ( trước khi thực hiện, để BGH phê duyệt ), hoặc xây dựng 2 lần/năm gồm các tháng của học kỳ I, các tháng của HK II
- Kế hoạch ngày: Đảm bảo theo thời gian qui định của BGH để thực hiện việc phê duyệt và chuẩn bị đồ dùng tổ chức hoạt động.
- Thời gian duyệt kế hoạch của BGH: Do BGH qui định, đảm bảo BGH phê duyệt trước khi GV tổ chức thực hiện.
* Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, giáo viên xác định nội dung giáo dục cho từng lĩnh vực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu giáo dục trẻ từng độ tuổi, phù hợp đặc điểm nhận thức của trẻ, các lĩnh vực phát triển mang tính đồng tâm, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ những điều trẻ đã biết đến chưa biết và biết một cách đầy đủ, trọn vẹn.
- Xây dựng nội dung giáo dục giáo viên cần chú ý lồng ghép các chuyên đề một cách phù hợp, nhẹ nhàng, không nặng nề: Các nội dung trường học thân thiện, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo, an toàn giao thông ….
- Nội dung giáo dục trẻ theo các lĩnh vực phát triển vạch ra trong năm học sẽ là cơ sở để giáo viên lập kế hoạch thực hiện chương trình theo tháng đối với giáo viên nhà trẻ và theo chủ đề đối với giáo viên mẫu giáo.
* Lưu ý: Trong xây dựng nội dung tránh sự trùng lặp nội dung, nếu nội dung nào đó chưa đạt kết quả mọng đợi mà giáo viên có dụng ý tổ chức lại thì các hoạt động đó kết quả mong đợi cần tập trung vào điểm mà trẻ chưa thực hiện được.
* Dự kiến chủ đề và phân phối quỹ thời gian:
- Dự kiến chủ đề (bao gồm chủ đề lớn và chủ đề con) dạy trẻ trong năm học.
- GV căn cứ vào dự kiến của BGH; căn cứ vào mức độ nhận thức của trẻ lớp mình phụ trách và điều kiện vật chất của lớp để có thể thay đổi, thêm bớt chủ đề cho phù hợp.
- Lựa chọn và đặt tên chủ đề gần gủi với trẻ.
- Thời gian thực hiện chương trình giáo dục trẻ trong năm học là 35 tuần trong quá trình thực hiện cần tính đến hứng thú của trẻ. Thông thường một chủ đề có thể kéo dài từ 1 tuần đến 4 tuần, GV có thể kéo dài thời gian thực hiện chủ đề hay rút ngắn thời gian thực hiện chủ đề nào đó tùy theo sự hứng thú của trẻ và điều kiện thực hiện chủ đề đó.
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo mở những chủ đề mới, những chủ đề mang tính thời sự, những chủ đề nổi bật của địa phương ảnh hướng đến đời sống sinh hoạt của trẻ.
- Xây dựng chủ đề của trẻ 4 tuổi và trẻ 5 tuổi phải có sự mở rộng hơn trẻ 3 tuổi.
- Trình tự thực hiện chủ đề có thể thay đổi, tùy thuộc vào điều kiện, thời điểm để thực hiện chủ đề đó tốt nhất (trẻ có điều kiện quan sát và thực hành)
* Xây dựng kế hoạch GD theo chủ đề gồm có những nội dung nào?
Kế hoạch giáo dục theo chủ đề (Đối với NT 24-36 tháng và các độ tuổi MG)
Kế hoạch giáo dục theo chủ đề gồm có: Mục tiêu, mạng nội dung và mạng hoạt động theo từng chủ đề.
a) Xây dựng mục tiêu chủ đề:
- Giáo viên cần xác định mục tiêu giáo dục của chủ đề hoặc nói cách khác là những kết quả mong muốn mà trẻ có thể đạt được sau khi học về chủ đề đó trên cơ sở:
+ Bám sát mục tiêu Chương trình GDMN và mục tiêu của từng lĩnh vực giáo dục ở độ tuổi mình phụ trách.
+ Tìm hiểu để nắm được vốn kinh nghiệm của trẻ liên quan đến chủ đề.
+ Các mục tiêu cần cụ thể, vừa sức, phụ hợp với độ tuổi, nhằm giúp trẻ từng bước đạt được mục tiêu giáo dục ở cuối độ tuổi.
+ Đối với mục tiêu giáo dục của trẻ 5 tuổi, giáo viên cần lựa chọn phân cụ thể các chỉ số vào từng chủ đề trong năm để giáo viên chủ động thực hiện.
b) Xây dựng mạng nội dung:
Xây dựng mạng nội dung giúp giáo viên nắm bắt và chủ động trong thời gian và lựa chọn mạng hoạt động để tổ chức một cách phù hợp. Giáo viên xây dựng nội dung với khoảng thời gian hợp lý để triển khai có hiệu quả các nội dung giáo dục ở chủ đề đó.
c) Xây dựng mạng hoạt động:
- Xây dựng mạng hoạt động là đưa ra hàng loạt các hoạt động giáo dục theo chương trình trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN của các độ tuổi do Bộ giáo dục ban hành mà giáo viên dự kiến cho trẻ trải nghiệm hàng ngày, hàng tuần để tìm hiểu, khám phá nội dung chủ đề, từ đó trẻ tiếp thu được các kỷ năng, kinh nghiệm cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Trong quá trình xây dựng mạng hoạt động giáo viên cần chú ý đến lựa chọn các hoạt động thể hiện được sự tích hợp, đó là cách thức phối hợp một cách tự nhiên những hoạt động cho trẻ trải nghiệm về các lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, lồng ghép nội dung các chuyên đề, các phong trào một cách đầy đủ, chi tiết.
- Giáo viên có thể chủ động đưa các nội dung ngoài chương trình mang tính thời sự, nổi bật ở địa phương, sưu tầm các bài hát dân ca, các câu chuyện, các trò chơi dân gian gắn với đời sông của trẻ, người dân địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
- Thông qua mạng hoạt động giáo viên dễ dàng thấy được sự liên kết giữa các nội dung giáo dục và các hoạt động, sự đan xen giữa các lĩnh vực phát triển đồng thời giúp giáo viên chủ động trong thiết kế các hoạt động và lựa chọn phương pháp tổ chức, mặt khác giáo viên sẽ có điều chỉnh kịp thời các hoạt động mình đưa ra cho phù hợp điều kiện thực tế để đạt hiệu quả cao.
* Lưu ý: Trong xây dựng hoạt động giáo dục tránh sự trùng lặp một hoạt động, nếu hoạt động nào đó chưa đạt kết quả mọng đợi mà giáo viên có dụng ý tổ chức lại thì hoạt động đó kết quả mong đợi cần tập trung vào điểm mà trẻ chưa thực hiện được. Tránh trường hợp 2 giáo viên dạy một lớp cùng tổ chức cho trẻ hoạt động 1 nội dung mà không có sự phát triển.
- Khi tổ chức một hoạt động cùng một đề tài ở 2 độ tuổi khác nhau thì kết quả mong đợi của từng hoạt động phải khác nhau.
* Kế hoạch giáo dục theo tháng
- Khi lập kế hoạch, GV không chỉ căn cứ trên kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, mà còn phải tính đến khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ; dựa trên điều kiện thực tế, cuộc sống xung quanh trẻ trong thời điểm lên kế hoạch để XD kế hoạch nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan trong khi khám phá và hoạt động với đồ vật, đồ chơi và vật thật.
- Các kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ được lặp đi, lặp lại trong kế hoạch ở các tháng sau với mức độ khó và phức tạp tăng dần lên, tuỳ theo điều kiện thực tế tại thời điểm thực hiện sẽ có những lĩnh vực phát triển ưu tiên hơn.
* Mục đích của việc đánh giá trẻ:
- Xác định nhu cầu, hứng thú và khả năng của từng trẻ để GV có thể lựa chọn những tác động chăm sóc giáo dục thích hợp.
- Đồng thời GV có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình GD của mình để từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động GDsao cho phù hợp với trẻ.
* Hỗ trợ đồng nghiệp trong lập kế hoạch giáo dục
+ Đối với GV có kinh nghiệm kế hoạch tuần phải xây dựng cụ thể đề tài cho các hoạt động, còn kế hoạch hoạt động hàng ngày chỉ ghi đề tài không phải soạn chi tiết đối với: Dạo chơi ngoài trời, chơi ở các góc buổi sáng và chơi ở các góc buổi chiều.
+ Đối với GV mới ra trường hoặc GV năng lực còn hạn chế phải soạn chi tiết các hoạt động như: Dạo chơi ngoài trời, chơi ở các góc buổi sáng và Hoạt động chiều, GV soạn theo chủ đề nhỏ. Khi xây dựng kế hoạch, GV chú ý trình bày quá trình tổ chức, các hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động, đặc biệt hệ thống câu hỏi mở của cô giáo.
Giáo viên Báo Cáo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét